Tại sao mức đường huyết cao vào sáng sớm?

Đường huyết tăng cao và không ổn định là nỗi lo lắng của rất nhiều người bệnh tiểu đường. Tại sao mức đường huyết cao vào sáng sớm?

Mức đường huyết ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người nên cần được kiểm soát thường xuyên, đặc biệt là với những người mắc bệnh tiểu đường. Trong đó, hiện tượng đường huyết tăng cao đột ngột vào buổi sáng khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Vậy tình trạng này là gì? Làm sao để chủ động xử lý tình trạng này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Mức đường huyết cao vào sáng sớm là gì?

Hiện tượng mức đường huyết cao vào buổi sáng hay còn được gọi là “tăng đường huyết bình minh” – là thuật ngữ được rất nhiều bác sĩ chuyên khoa hay dùng. Lúc này, chỉ số lượng đường trong máu đạt quá mức bình thường khi thức dậy. Cả bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và những người bình thường đều có thể bắt gặp tình trạng này.

Đường huyết tăng cao vào buổi sáng được xác định khi đo lượng đường huyết vào lúc đói, sau khi nhịn ăn ít nhất 8 tiếng kể từ buổi tối hôm trước cao hơn 130mg/dL, khoảng 7,0mmol/L. Đối với người bình thường, đây chỉ được coi là hiện tượng sinh học bình thường, được cơ thể tự điều chỉnh nên không có bất cứ phản ứng nào. Còn với những người bị tiểu đường tuýp II, hiện tượng này gây ra do cơ thể không tự điều chỉnh được, đường trong máu bị tăng cao và kéo dài, gây ra nhiều triệu chứng khác nhau như: Chóng mặt, khô miệng, khát nước, đi tiểu thường xuyên, nhìn mờ, mệt mỏi,…

Tại sao mức đường huyết cao vào sáng sớm - Xem ngay! 1Mức đường huyết tăng cao vào sáng sớm là hiện tượng phổ biến

Tại sao mức đường huyết cao vào sáng sớm? 

Đối với những bệnh nhân tiểu đường, bạn phải hết sức chú ý để xác định được nguồn cơn gây ra hiện tượng này để từ đó, giải quyết tận gốc vấn đề một cách hiệu quả. Tăng đường huyết bình minh có thể xảy ra do ba nguyên nhân riêng biệt sau:

Hiện tượng bình minh

Hiện tượng bình minh xuất phát từ việc đường huyết tăng cao do sự điều chỉnh nồng độ hormone theo điều kiện tự nhiên trong cơ thể. Cơ thể chúng ta luôn có một cơ chế giúp đảm bảo sự cân bằng cho các vận động diễn ra thuận lợi. Cụ thể, vào lúc nửa đêm cho đến 3 giờ sáng, lượng insulin rất thấp do tuyến tụy không tiết insulin. Sau đó, từ 3 – 8 giờ sáng, cơ thể bắt đầu giải phóng lượng đường có trong gan và trong máu cùng với các hormone khác là hormone tăng trưởng, cortisol và glucagon để sẵn sàng cho ngày mới. Các hormone này làm giảm độ nhạy cảm của cơ thể đối với insulin, cùng với nồng độ insulin có sẵn trong máu đang ở mức thấp khiến cho đường huyết tăng cao đột ngột.

Tại sao mức đường huyết cao vào sáng sớm - Xem ngay! 2Tại sao mức đường huyết cao vào sáng sớm?

Hiệu ứng Somogyi 

Đây là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây ra mức đường huyết tăng cao bất thường lúc sáng sớm, còn được gọi là tăng đường huyết phản ứng. Hiện tượng này thường bắt gặp ở những bệnh nhân đái tháo đường nhưng không kiểm soát tốt lượng đường huyết do ăn không đủ nguồn tinh bột, uống quá nhiều rượu hoặc sử dụng quá liều insulin. Điều này khiến cho lượng đường huyết của người bệnh hạ thấp khi ngủ.

Lúc này, xu hướng tất yếu của cơ thể là tăng tiết hormone có tác dụng tiết ra hormone glucagon đối nghịch với lượng đường huyết để cân bằng lại. Từ đó, khiến lượng đường trong máu tăng lên quá cao.

Không uống đủ liều thuốc hạ đường huyết trước khi ngủ 

Uống thuốc hạ đường huyết không đủ liều khiến cơ thể không kiểm soát lượng đường trong máu, các triệu chứng tiểu đường không thể giảm bớt nên điều tất yếu là mức đường huyết cao vào sáng sớm.

Biểu hiện đường huyết tăng cao vào sáng sớm 

Với những người bình thường, hầu hết các trường hợp đường huyết tăng cao vào sáng sớm sẽ không gây ra bất cứ biểu hiện nào. Tuy nhiên, một số bệnh nhân tiểu đường sẽ bắt gặp tình trạng đau đầu, đổ mồ hôi.

Lúc này, bạn nên ngay lập tức kiểm tra lượng đường huyết trong máu để kịp thời điều chỉnh về mức độ bình thường nhé!

Tại sao mức đường huyết cao vào sáng sớm - Xem ngay! 3Đau đầu là triệu chứng đầu tiên khi đường huyết tăng cao vào sáng sớm

Cần làm gì khi mức đường huyết cao vào sáng sớm? 

Nếu mức đường huyết thường xuyên tăng cao vào sáng sớm, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức y khoa cơ bản để kịp thời xử lý, tránh để xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp đã được chúng tôi tổng hợp dưới đây:

Thay đổi liều lượng thuốc hạ đường huyết 

Nếu đã uống thuốc hạ đường huyết mà mức đường huyết vẫn không thay đổi, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và kê lại đơn thuốc. Các bác sĩ sẽ nâng cao liều lượng thuốc, rút ngắn thời gian uống thuốc hoặc kê thêm các thuốc hỗ trợ khác để bạn kiểm soát mức đường huyết tốt hơn.

Tại sao mức đường huyết cao vào sáng sớm - Xem ngay! 3Bạn nên thay đổi liều lượng sử dụng thuốc 

Tập luyện thường xuyên 

Trước khi ăn sáng, bạn cũng nên tập luyện nhẹ nhàng bằng các bộ môn như: Thái cực quyền, bơi lội, đi bộ nhanh hoặc đạp xe,… để tự kiểm soát lượng đường trong máu trở về mức bình thường.

Điều chỉnh chế độ ăn 

Bạn nên ăn một bữa nhẹ chứa protein và tinh bột trước khi đi ngủ để đảm bảo cơ thể không bị đói. Bạn ăn sáng nhẹ nhàng hơn, ăn các thực phẩm chứa ít tinh bột và tuyệt đối không ăn những thực phẩm có đường như: Bánh kẹo, nước ngọt, trái cây, nước ép và trà ngọt. Chỉ cần một khẩu phần ăn sai cách cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn và khiến bạn dư thừa hàng trăm calo.

Tại sao mức đường huyết cao vào sáng sớm - Xem ngay! 5Việc điều chỉnh chế độ ăn để hạ đường huyết là vô cùng quan trọng 

Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc “Tại sao mức đường huyết cao vào sáng sớm?”. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã lựa chọn được cách xử lý phù hợp để kiểm soát bệnh tiểu đường của mình hiệu quả hơn.

Nguồn: Sưu tầm và tổng hợp

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0329105511
icons8-exercise-96 chat-active-icon