Điều trị và phòng ngừa bệnh ngón tay cò súng

Bệnh ngón tay cò súng là tình trạng mà một ngón tay bị kẹp ở chỗ gấp và gây khó khăn cho việc co duỗi. Tình trạng này xảy ra gây ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của mỗi chúng ta. Vậy nguyên nhân gây bệnh ngón tay cò súng là gì? Cách điều trị và phòng ngừa bệnh này như thế nào?

Triệu chứng điển hình của bệnh cò súng là ngón tay bị “cứng”. Căn bệnh này hay gặp ở những người cần sử dụng ngón tay một cách linh hoạt như thợ may, người làm công việc văn phòng, nha sĩ… Dân gian ta đã có câu phòng bệnh còn hơn chữa bệnh, vì thế khi biết được các nguy cơ mắc bệnh, chúng ta có thể chủ động phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

Thế nào là ngón tay cò súng?

Ngón tay bật hay ngón tay cò súng là tình trạng ngón tay co cứng khi vận động. Người bệnh có thể gặp khó khăn khi gập hoặc duỗi ra hay cả hai.

Bệnh ngón tay cò súng gây viêm bao gân và gân gấp ở ròng rọc A1. Tình trạng như vậy khiến gân sưng to lên, khi gắng sức sẽ đau đớn kết hợp với việc ròng rọc A1 không dãn gây ra kẹt gân, ngón tay khóa tại chỗ.

Điều trị và phòng ngừa bệnh ngón tay cò súng 1Thế nào là tình trạng ngón tay cò súng?

Triệu chứng ngón tay cò súng

Bệnh hay gặp ở ngón tay giữa và ngón tay cái. Do đây là hai ngón tay linh hoạt nhất. Nhưng tất cả ngón tay đều có nguy cơ mắc bệnh này do mỗi tay đều có bao gân riêng. Các ngón tay có thể bị lần lượt từng ngón hoặc có thể bị cùng một lúc. Nhưng nhìn chung, tình trạng bệnh diễn ra theo ba giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Biểu hiệu viêm sẽ xuất hiện ở ngay giai đoạn này và cảm thấy đau chủ yếu khi ngón tay vận động và không có tình trạng kẹt ngón, có thể sưng ở bao gân ngang mức khớp ngón tay. Bình thường khi cảm thấy đau mà không có tổn thương bên ngoài, người bệnh thường xoa dầu để làm ấm, giảm đau. Tuy nhiên thói quen này sẽ càng gây đau đớn nhiều hơn do tình trạng viêm bùng phát một cách dữ dội.
  • Giai đoạn 2: Bàn tay nổi rõ những nốt gân ở những vị trí đau của ngón tay. Điển hình là người bệnh gặp khó khăn khi gập hay duỗi ngón tay. Đây là một dấu hiệu rõ rệt để nhận biết bệnh. Người bệnh khi cố gập hoặc duỗi ngón tay thì tay sẽ bật trở lại như lò xo hoặc hay bất ngờ gập mạn trở lại như bóp cò súng. Ngón tay có xu hướng cứng, kẹt vào sáng sớm khi mới ngủ dậy, sau đó vận động một lúc thì ngón tay sẽ bớt cứng hơn.
  • Giai đoạn 3: Điều trị thì tình trạng bệnh sẽ tốt hơn. Tuy nhiên khi không được điều trị, ngón tay bị bệnh gần như trở nên yếu dần, không thể gập được. Và khi ấy, người bệnh phải dùng lực của bàn tay kia để hỗ trợ. Một số người bệnh, bệnh diễn biến nặng hơn, đau đớn khi bàn tay kia hỗ trợ gập vào.

Nếu có biểu hiện các khớp ngón tay hơi nóng và có dấu hiệu viêm thì hãy đến ngay gặp bác sĩ để thăm khám, tránh nhiễm trùng. Và trong trường hợp ngón tay bị “cứng” và đau, khó khăn khi gập hay duỗi thẳng cũng cần được kiểm tra.

Điều trị và phòng ngừa bệnh ngón tay cò súng 2Triệu chứng của bệnh nhân bị bệnh ngón tay cò súng

Nguyên nhân gây bệnh ngón tay cò súng

Cơ với xương kết nối với nhau bằng gân, được bảo vệ bởi một lớp bọc bên ngoài. Và tình trạng ngón tay cò súng là tình trạng lớp vỏ bọc này bị kích thích gây viêm, từ đó gây cản trở sự trượt của gân qua lớp bọc. Tình trạng kích thích lâu dài có thể hình thành sẹo và các nốt ở gân sẽ dần xuất hiện càng làm cản trở hoạt động bình thường của gân.

Một số nguyên nhân gây bệnh

Bẩm sinh: Trẻ sinh ra đã mắc bệnh ngón tay cò súng. Và được phát hiện ngay khi khám tổng quát nhằm tầm soát dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra trong lần khám này, bác sĩ có thể phát hiện cả tật bật ngón và bẩm sinh trật khớp háng.

Chấn thương: Bệnh sinh ra do gặp những chấn thương rõ ràng hoặc vi chấn thương lặp lại do tính chất công việc hay sinh hoạt phải sử dụng linh động hai bàn tay và cần gồng các ngón tay.

Nguyên nhân mắc phải: Lớp bọc gân hẹp lại và tăng co thắt chưa rõ nguyên nhân, khi không nằm ở hai nguyên nhân bẩm sinh và chấn thương.

Bên cạnh đó, tật bật ngón còn gặp ở người có rối loạn nhiễm sắc thể Trisomy số 18. Ở những bệnh nhân này thường khó gập, duỗi ở nhiều ngón và cả ở hai bên bàn tay.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh

  • Nguy cơ từ ngành nghề, sở thích: Nhiều ngành nghề và sở thích như đánh đàn đòi hỏi phải dùng 2 bàn tay nhiều. Tay cần phải nắm chặt trong khoảng thời gian dài, làm tay gồng sức quá mức.
  • Mắc một số bệnh như tiểu đường, viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ mắc bệnh ngón tay cò súng.
  • Giới tính: Tình trạng ngón tay cò súng gặp phổ biến ở nữ hơn so với nam giới.
  • Biến chứng sau phẫu thuật, cụ thể là sau phẫu thuật hội chứng ống cổ tay.

Điều trị bệnh ngón tay cò súng

Điều trị bảo tồn

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Tránh ít nhất 3 đến 4 tuần cầm nắm chặt tay, không nên dùng các máy móc rung. Nếu không thể tránh một cách hoàn toàn thì hãy hạn chế cầm chặt và dùng máy rung. Khi dùng thì nên có thiết bị bảo hộ chuyên dụng.

Sử dụng phương pháp phối hợp: Có thể đeo nẹp ngón tay trong một khoảng thời gian để các gân giãn ra.

Ngoài ra, có thể tập vật lý trị liệu, dùng thuốc giảm đau kết hợp kháng viêm, chườm lạnh vị trí đau, tiêm corticoid… và lưu ý phải theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Phẫu thuật

Phẫu thuật tùy từng trường hợp mà chọn mổ mở hoặc cắt kín. Với mổ mở là phương pháp rạch rồi khâu da. Còn cắt kín là phương pháp không rạch da. Cả hai cách làm đều tác động ròng rọc A1 bởi kim 18G. Phẫu thuật và các thủ thuật thông qua các vết rạch ở sát gốc ngón tay bị cò súng để cắt bỏ phần co thắt của lớp vỏ bao quanh gân. Với phương pháp này, tỉ lệ thành công rất cao lên đến 100 % và đặc biệt tình trạng tái phát sau đó cũng rất thấp.

Phòng ngừa bệnh ngón tay cò súng

Để phòng ngừa ngón tay cò súng, bạn cần phải thường xuyên tập thể dục kết hợp với các bài tập tay linh hoạt như nắm tay, làm chữ “O”, giương vuốt móng… Hạn chế để bàn tay lâu trong trường hợp gồng sức, sử dụng máy móc rung quá lâu hay môi trường làm việc nhiệt độ thấp.

Người đã được chẩn đoán các bệnh viêm khớp dạng thấp cần chú trọng theo dõi và tuân thủ những chỉ định của bác sĩ để tránh biến chứng.

Điều trị và phòng ngừa bệnh ngón tay cò súng 3Bài tập tay linh hoạt giúp phòng ngừa bệnh ngón tay cò súng

Trên đây là những cách điều trị và phòng ngừa tình trạng ngón tay cò súng mà nhà thuốc Long Châu đã đem lại cho quý bạn đọc. Hy vọng bài viết về bệnh ngón tay cò súng sẽ giúp ích cho bạn đọc. Hãy theo dõi nhà thuốc để biết những thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe nhé!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0329105511
icons8-exercise-96 chat-active-icon